CHUYÊN ĐỀ VỀ DẠY HỌC TIẾT TĂNG CƯỜNG MÔN TIẾNG VIỆT THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
Tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ giao tiếp mà còn là công cụ tư duy và phát triển toàn diện cho học sinh, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Học sinh có vốn Tiếng Việt tốt sẽ giúp các em làm chủ một công cụ hữu hiệu trong học tập và giao tiếp, tự tin, chủ động hòa nhập vào các hoạt động học tập trong nhà trường. Năng lực sử dụng Tiếng Việt của mỗi học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập các môn học khác; việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt là một yêu cầu quan trọng, đặc biệt ở bậc tiểu học.
Ngày 20/02/2025, tại Trường Tiểu học Phong Bình, huyện Gio Linh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị đã tổ chức chuyên đề về dạy học tiết tăng cường môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 câp Tiểu học.
Các đại biểu đã dự dự giờ 01 (một) tiết học tăng cường môn Tiếng Việt theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Bài: Luyện tập Mở rộng vốn từ về muông thú (Lớp 2); do Cô giáo Trần Thị Giang, giáo viên Trường Tiểu học Phong Bình, huyện Gio Linh dạy minh họa. Thảo luận, chia sẻ rút kinh nghiệm về tổ chức dạy học các tiết tăng cường theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bằng phương pháp lấy hoạt động tương tác, thực hành, vận dụng của học sinh đóng vai trò chủ đạo; kĩ thuật dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ hân tạo IA vào trong dạy học giúp học sinh có những củng cố, mở rộng vốn từ và trải nghiệm, nâng cao năng lực tiếng Việt. Tiết học diễn ra trong không khí học tập vui vẻ, phấn khởi; phát huy tính tích cực, chủ động và tự tin tham gia hoạt động thảo luận, chia sẻ trình bày để hoàn thành các nhiệm vụ học tập và mục tiêu bài học.
Để có được một tiếng học tăng cường mang lại hiệu quả, giúp học sinh hoàn thành yêu cầu cần đạt của môn học, giáo viên đã tìm hiểu trình độ và năng lực của từng học sinh; trao đổi thường xuyên với giáo viên lớp dưới giúp nắm bắt rõ hơn về khả năng ngôn ngữ, thói quen học tập và những khó khăn mà học sinh gặp phải; trao đổi chia sẻ để cập nhật điều chỉnh các yêu cầu, nội dung về tiết tăng cường phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy tăng cường Tiếng Việt, qua đó giáo viên cùng nhau thảo luận, chia sẻ để nắm bắt những mục tiêu, lực chọn nội dung cũng như cách triển khai các hoạt động học tập giúp phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh, chú trọng thực hành trong giao tiếp và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Dựa trên những thông tin này, giáo viên có thể lựa chọn nội dung cần tăng cường phù hợp, đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu học tập của từng em, đồng thời cá nhân hóa quá trình giảng dạy một cách hiệu quả. Việc lựa chọn tài liệu giảng dạy phù hợp đóng vai trò quan trọng trong dạy học tăng cường môn Tiếng Việt, giúp giáo viên xây dựng chương trình giảng dạy hiệu quả, đảm bảo tính phù hợp đối tượng người học. Để giúp qua trình tổ chức dạy học hiệu quả cần chú trọng cá nhân hóa quá trình học tập. Việc thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với từng đối tượng học sinh không chỉ nâng cao hiệu quả mà còn góp phần phát triển năng lực cá nhân một cách toàn diện.
Thực tế hiện nay, ở cấp Tiểu học, thời lượng dành cho việc dạy học tăng cường đối với lớp 4 và lớp 5 khoảng 2 tiết/tuần; đối với lớp 1 đến lớp 3 khoảng 5-7 tiết/tuần. Quỹ thời gian này chiếm từ 6,3% đến 21.9% thời lượng dạy học của học sinh tại trường. Đây là điều kiện thuận lợi nhất để các đơn vị trường học đảm báo chất lượng của cấp học. Muốn sử dụng hiệu quả thời lượng dạy học tăng cường, các Phòng GDĐT, các đơn vị trường học cần quan tâm công tác chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên, tổ chyên môn làm tốt công tác tổ chức lựa chọn nội dung, lựa chọn tài liệu dạy học phù hợp với nhu cầu cần thiết của người học; xây dựng kế hoạch, chương trình; quản lí, thúc đẩy chuyên môn trong quá trình triển khai thực hiện. Trong đó, cần đặc biết quan tâm nội dung các môn Tiếng Việt, Toán, hoạt động giáo dục kĩ năng sống, thực hành và trải nghiệm để khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ thời gian tăng cường nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng toàn diện đáp ứng yêu cầu của Chương Trình GDPT 2018./.
Phòng GDTH-GDMN